Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em từ lâu đã là vấn đề đáng quan tâm của người lớn bởi mức độ nguy hiểm của nó. Trẻ em là đối tượng dễ bị ngộ độc tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, nhạy cảm. Vì thế, bạn cần phải nhận ra dấu hiệu và biết cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm rất phổ biến. Trước đây người ta chỉ báo cáo những trường hợp nghiêm trọng nhất nhưng bây giờ họ cũng lưu ý đến các trường hợp nhẹ. Số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy có hơn 500.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm tìm được nguyên nhân mỗi năm. Nếu bao gồm các trường hợp có nguyên nhân không xác định thì con số này sẽ tăng hơn gấp đôi.
Vấn đề ngộ độc thực phẩm ở trẻ em càng dễ xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ còn non kém. Chính vì thế việc nhận diện những dấu hiệu và tìm hiểu cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm là một việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em khá phổ biến bởi hệ tiêu hóa còn non nớt
Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em có rất nhiều trường hợp, tuy nhiên, nhìn chung thì có 3 nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thực phẩm ở trẻ em:
Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ thường cấp tính
Triệu chứng chính của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, thường kèm theo nôn ói. Tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng thường ít nhất 3 lần trong vòng 24 giờ. Máu hoặc chất nhầy có thể xuất hiện trong phân đi kèm với sự nhiễm trùng. Thông thường, bé có thể bị đau bụng. Cơn đau có thể giảm sau mỗi lần đi cầu. Đôi khi bé còn bị sốt, nhức đầu và mệt mỏi.
Nếu nôn mửa xảy ra, nó chỉ kéo dài trên dưới 1 ngày nhưng đôi khi lâu hơn. Tiêu chảy thường tiếp tục sau khi nôn ói đã ngừng và thường kéo dài vài ngày hoặc nhiều hơn. Tình trạng đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài trong một tuần hoặc hơn nữa trước khi mọi thứ bình thường trở lại. Đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài.
Ngộ độc thực phẩm sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu hoá hoặc bị mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng:
Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em rất thường xảy ra dù vô tình hay cố ý ăn phải. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em thường có thể diễn ra cấp tính chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1 - 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm dạng nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần cho người mắc bệnh.
Vì vậy, tự bảo vệ bản thân là biện pháp cần thiết đầu tiên phải nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức quan trọng về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm vô cùng cần thiết.
Khi trẻ em bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần nhanh tay thực hiện những thao tác sơ cứu cho trẻ:
Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được. Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết giữ lại một ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.
Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.
Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói oresol hoặc nếu không có sẵn gói oresol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.
Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.
Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.
Với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.
Để phòng chống ngộ độc thực phẩm nên hạn chế sử dụng thực phẩm kém chất lượng cho trẻ
Để phòng chống ngộ độc thực phẩm ở trẻ em, cách tốt nhất là đừng để nó xảy ra. Bạn có thế phòng chống hiệu quả từ những việc làm sau:
Trên là những thông tin hữu ích giúp người lớn chăm sóc con trẻ phù hợp và đúng đắn hơn. Từ đó nâng cao sức khỏe cho trẻ, hạn chế ngộ độc thực phẩm ở trẻ em.
Mẫn Mẫn
Vui lòng chờ